CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ


Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Phân tích và Đo lường Chất lượng Bình Định được quy định theo Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 04/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định. Cụ thể:

1. Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác ngắn hạn, dài hạn trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

2. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

3. Thực hiện nghiên cứu khoa học phục vụ các hoạt động phân tích, kiểm nghiệm; tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; an toàn bức xạ, hạt nhân và môi trường theo chức năng được giao. Thực hiện nghiên cứu các đề tài, các dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc theo hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

4. Xây dựng năng lực kiểm định, hiệu chuẩn và kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; giữ và quản lý hệ thống chuẩn đo lường theo quy định;

5. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân;

6. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn, phân tích, kiểm nghiệm; tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, bao gồm:

a) Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

- Kiểm định, kiểm tra, hiệu chuẩn, sửa chữa, bảo trì, cung cấp các thiết bị đo lường, thử nghiệm;

- Kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Đánh giá và chứng nhận sự phù hợp; giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thực hiện dịch vụ hỏi đáp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

- Tư vấn áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; tư vấn việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cơ sở;

- Tư vấn các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng;

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật về tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Tư vấn đăng ký và sử dụng mã số, mã vạch; ghi nhãn hàng hóa;

- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, giám sát thi công lắp đặt các thiết bị khoa học và kỹ thuật thuộc lĩnh vực đo lường;

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động dịch vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Lĩnh vực cơ điện:

- Thí nghiệm tính chất cơ lý về lĩnh vực vật liệu xây dựng (cát, đá, xi măng, bê tông, gạch các loại, ngói, đất,…);

- Thí nghiệm trong lĩnh vực điện (thiết bị gia dụng, dây và cáp điện các loại, các sản phẩm điện khác, áp tô mát);

- Kiểm tra không phá hủy (NTD): siêu âm khuyết tật mối hàn, đo chiều dày kim loại, đo chiều dày lớp phủ mạ, xác định mác bê tông;

- Thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của cao su, vải các loại;

- Thử nghiệm lĩnh vực nhựa đường và bê tông nhựa đường;     

- Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn, cung ứng, lắp ráp, bảo trì, sửa chữa các phương tiện đo (máy X quang, máy Scanner, máy X quang tăng sáng, van an toàn, đo điện trở tiếp đất và điện trở suất của đất...);

- Thử nghiệm áp lực (đường ống, bình hơi, nồi hơi,….);

- Đo quan trắc môi trường;

- Đo bức xạ ion hóa phòng X quang và khu vực có phóng xạ (khai thác, lưu giữ, sử dụng) - (Tia X, α, β, γ);

- Thí nghiệm lĩnh lực cơ khí: bao gồm các tính chất cơ tính;

- Lập báo cáo đánh giá an toàn bức xạ cho cơ sở y tế;

- Thí nghiệm dung dịch bentonite;

- Thí nghiệm cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm; xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông;

- Thực hiện điều tra, đánh giá và đo quan trắc phóng xạ môi trường, phân tích các chỉ tiêu hoạt độ phóng xạ, đồng vị phóng xạ trong mẫu đất, nước, thực vật, lương thực và thực phẩm.

c) Lĩnh vực hóa sinh:

- Phân tích các chỉ tiêu về đất, nước, không khí, chất thải rắn, chất thải lỏng;

- Kiểm nghiệm về hóa lý, vi sinh, nhiễm bẩn vi lượng hữu cơ - vô cơ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh, độc tố vi nấm,… của các sản phẩm cây trồng, lương thực, thực phẩm, phân bón các loại, thủy - hải sản, thức ăn chăn nuôi,…

d) Về khoa học, công nghệ:

- Tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (ISO, HACCP, GMP,…);

- Hướng dẫn, đào tạo, tư vấn về lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm;

- Kiểm tra, đánh giá an toàn bức xạ, hạt nhân; lập báo cáo an toàn bức xạ;

- Lập barem bồn bể xăng dầu;

- Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp);

- Tư vấn, khảo sát địa chất công trình;

- Tư vấn xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp;

- Giám định thiết bị công nghệ: Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị trong các dự án đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ;

- Chiếu xạ trong bảo quản lương thực, thực phẩm.

đ) Về môi trường:

- Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; đề án bảo vệ môi trường; cam kết bảo vệ môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường; giám sát môi trường;

- Xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải nguy hại);

- Lập hồ sơ khai thác nước và hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước;

- Lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

7. Thực hiện các hợp đồng dịch vụ, hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

8. Quản lý về công tác tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật, phân cấp của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giao.

 


Tin liên quan